Features
- Cung cấp cho học viên các kiến thức về quản lý dự án tham chiếu theo phương pháp quản lý dự án của Viện quản lý dự án Hoa Kỳ (PMI): PMP và Agile/Scrum
- Làm bài tập trên các dự án thực tế trong tổ chức của mình, các bài tập được thiết kế liên kết giữa các phần giúp học viên nắm rõ quy trình QLDA từ đầu đến cuối.
- Học lý thuyết và thực hành cả hai phương pháp quản lý dự án Plan Driven (PMP) và Change Driven (Agile) để có sự so sánh.
Mục tiêu khóa học:
- Hiểu được bản chất và nắm bắt kiến thức của việc quản lý dự án, các phương pháp quản lý dự án Hướng kế hoạch (Plan Driven) và Hướng thay đổi (Change driven) và các tình huống áp dụng phù hợp.
- Thực hành các phương pháp để áp dụng vào công việc thực tế.
Cách thức bố trí của buổi học:
- Giới thiệu
- Làm bài tập trên dự án thực tế của đơn vị
- Lý thuyết
- Trao đổi
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm
Hình thức đào tạo: tương tác, chia sẻ
Cách thức đào tạo: kết hợp lý thuyết và thực hành trên dự án thực tế từ đầu đến cuối
Bố trí phòng học: theo các nhóm để dễ dàng tương tác
Thời gian: 5 ngày
Cấu trúc nội dung gồm 2 phần:
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN HƯỚNG KẾ HOẠCH (PLAN-DRIVEN)
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN HƯỚNG THAY ĐỔI (AGILE)
-
Bài 1.1. Giới thiệu về quản lý dự án
- Tóm tắt: Giới thiệu tổng quan các khái niệm liên quan đến quản lý dự án/quản lý dự án, khung quản lý dự án của PMI
- Định nghĩa dự án và công tác quản lý dự án
- Mối quan hệ giữa dự án, chương trình, danh mục dự án
- Vai trò của người quản lý dự án
- Vòng đời dự án
- Thứ tự thực hiện các quy trình trong quản lý dự án
- Các nhóm quy trình quản lý dự án
- Các lĩnh vực kiến thức
- Tương tác giữa các quy trình
- Bài tập: dựa trên khung quản lý dự án của PMI đưa ra đánh giá quy trình nào đơn vị mình đã thực hiện tốt, quy trình nào thực hiện chưa tốt và quy trình nào chưa được thực hiện.
-
Bài 1.2. Quản lý tích hợp
- Tóm tắt: Quy trình quản lý tích hợp, giúp tích hợp các khía cạnh của dự án (phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng, nhân lực, giao tiếp, rủi ro, mua sắm,…) để đạt được mục tiêu của dự án đặt ra. Việc tích hợp dự án được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án, từ giai đoạn khởi tạo, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát cho đến đóng dự án.
- Xây dựng bản tuyên bố chính thức về dự án
- Xây dựng kế hoạch quản lý dự án
- Thực thi và quản lý các công việc của dự án
- Điều khiển và kiểm soát công việc dự án
- Kiểm soát thay đổi một cách tích hợp
- Đóng dự án
- Bài tập: thực hiện cho một dự án thực tế của đơn vị
- Bài tập 2.1: Xây dựng quyết định thành lập dự án trong đó có đầu bài (mục tiêu, yêu cầu) thực hiện dự án để giao cho người quản lý dự án (PM) thực hiện.
-
Bài 1.3. Quản lý phạm vi dự án
- Tóm tắt: Giới thiệu cách thức để thu thập yêu cầu, xác định phạm vi dự án (phần nào nằm trong, nằm ngoài dự án), phân rã dự án thành các hạng mục công việc nhỏ hơn đễ dễ ước lượng và quản lý, thẩm định phê duyệt kết quả đầu ra, kiểm soát phạm vi dự án.
- Thu thập yêu cầu
- Xác định phạm vi
- Tạo sơ đồ phân rã công việc (WBS)
- Kiểm tra phạm vi dự án
- Kiểm soát phạm vi dự án
- Bài tập 3.1: Từ kết quả của bài tập 3.1, làm rõ các yêu cầu dự án, xác định yêu cầu nào thuộc phạm vi dự án, yêu cầu nào không thuộc phạm vi dự án. Phân rã dự án thành các hạng mục công việc (WBS)
-
Bài 1.4. Quản lý thời gian
- Tóm tắt: Giới thiệu cách thức phân rã các hạng mục công việc xuống thành các hoạt động, sắp xếp thứ tự các hoạt động, các phương pháp và kỹ thuật ước tính nguồn lực, khoảng thời gian cho các hoạt động, xây dựng biểu tiến độ. Kiểm soát tiến độ giữa thực tế và kế hoạch đặt ra.
- Xác định các hoạt động
- Lập thứ tự các hoạt động
- Ước tính tài nguyên & thời gian cho các hoạt động
- Lập biểu tiến độ
- Kiểm soát tiến độ
- Bài tập 4.1: Trong WBS đã được xây dựng ở bài tập 4.1, tiếp thục thực hiện: Phân rã các hạng mục (Work package) tiếp xuống thành các hoạt động; Sắp xếp thứ tự các hoạt động này; Ước lượng nguồn lực và khoảng thời gian cho các hoạt động đó; Xây dựng biểu tiến độ
-
Bài 1.5. Quản lý chi phí
- Tóm tắt: Giới thiệu phương pháp, kỹ thuật ước tính chi phí, lập ngân sách dự án và các cách thức kiểm soát chi phí theo kế hoạch đặt ra.
- Ước tính chi phí
- Xác định ngân sách
- Kiểm soát chi phí
- Bài tập 5.1 – Ước lượng chi phí cho các hoạt động đã được xác định trong bài tập 4.1, sau đó tính tổng chi phí dự án.
-
Bài 1.6. Quản lý chất lượng
- Tóm tắt: Cách thức lập kế hoạch, đầu đo chất lượng, phân biệt giữa đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng. Các cách thức và kỹ thuật đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng theo kế hoạch đặt ra.
- Lập kế hoạch quản lý chất lượng
- Thực hiện đảm bảo chất lượng
- Kiểm soát chất lượng
- Bài tập 6.1 – Xây dựng các đầu đo chất lượng (quality metric) và các checklist về chất lượng cho dự án được xác định trong các phần trước
-
Bài 1.7. Quản lý nguồn nhân lực
- Tóm tắt: Giới thiệu cách thức lập kế hoạch về nhân sự, phân công vai trò trách nhiệm, các kỹ thuật áp dụng trong quá trình thành lập, phát triển và quản lý nhóm dự án, các kỹ thuật kiểm soát các xung đột trong quá trình thực hiện dự án.
- Lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực
- Thành lập nhóm dự án
- Phát triển nhóm dự án
- Quản lý nhóm dự án
- Bài tập 7.1 – Xây dựng sơ đồ tổ chức, phân công vai trò trách nhiệm, kế hoạch huy động nhân sự và sơ đồ RACI cho dự án đã làm trong các phần trước
-
Bài 1.8. Quản lý giao tiếp
- Tóm tắt: Giới thiệu cách thức thiết lập kế hoạch, cách thức giao tiếp trong dự án, quản lý và kiểm soát giao tiếp trong dự án để đồng bộ các bên và tích hợp các khía cạnh của dự án để dự án có thể đạt được mục tiêu đặt ra.
- Lập kế hoạch quản lý giao tiếp
- Quản lý giao tiếp
- Kiểm soát giao tiếp
- Bài tập 8.1: Từ danh sách các bên liên quan được xác định trong bài tập 3.1, tiếp tục xác định yêu cầu về thông tin của các bên liên quan đó và xây dựng kế hoạch giao tiếp cho dự án.
-
Bài 1.9. Quản lý rủi ro
- Tóm tắt: Giới thiệu cách thức xác định rủi ro, phương pháp đánh giá định tính, định lượng rủi ro và đưa ra các kế hoạch đối phó và giảm thiểu rủi ro và kiểm soát rủi ro.
- Xác định rủi ro
- Thực hiện phân tích rủi ro định tính
- Thực hiện phân tích rủi ro định lượng
- Lập kế hoạch đối phó rủi ro
- Kiểm soát rủi ro
- Bài tập 9.1 Xác định các rủi ro cho dự án đã làm trong bài tập của các phần trước, đánh giá khả năng xảy ra (từ 1-5) và mức độ ảnh hưởng (từ 1-5) và đưa ra các giải pháp ứng phó/giảm thiểu sơ bộ
-
Bài 1.10. Quản lý mua sắm
- Tóm tắt: Giới thiệu các quá trình từ lúc lập kế hoạch mua sắm, đầu thầu, chấm thầu, thương thảo ký hợp đồng, các loại hợp đồng, kiểm soát quá trình thực hiện mua sắm và kết thúc thanh lý mua sắm.
- Lập kế hoạch quản lý mua sắm
- Thực hiện mua sắm
- Kiểm soát mua sắm
- Kết thúc mua sắm
- Bài tập 10.1 – Vẽ sơ đồ quy trình các bước trong công tác đấu thầu mua sắm của đơn vị, xác định kết quả đầu ra tại mỗi bước?
-
Bài 1.11. Quản lý các bên liên quan
- Tóm tắt: Giới thiệu cách thức xác định các bên liên quan, mức độ ảnh hưởng tới dự án và kỳ vọng từ dự án để từ đó đưa ra các chiến lược quản lý hợp lý để gia tăng sự ủng hộ và giảm thiểu sự chống đối tới dự án. Quản lý và kiểm soát sự tham gia của các bên liên quan tới dự án.
- Xác định các bên liên quan
- Lập kế hoạch quản lý các bên liên quan
- Quản lý sự tham gia của các liên quan
- Kiểm soát sự tham gia củacác bên liên quan
- Bài tập 11.1: Xác định các bên liên quan và đưa ra chiến lược quản lý các bên liên quan phù hợp để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu và tăng các ảnh hưởng tốt của các bên liên quan để đảm bảo dự án thành công (đạt được mục tiêu đề ra)
-
BÀI 2.1 (Bài 12). GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN HƯỚNG THAY ĐỔI (AGILE)
- Tóm tắt: Giới thiệu phương pháp quản lý dự án linh hoạt (Agile, Scrum) đối với các dự án phát triển phần mềm.
- Giới thiệu về Agile
- Khung làm việc Scrum
- Khái niệm tự quản & Sản phẩm hoàn thành
- Nhóm và các vai trò trong Scrum
- Các sự kiện Scrum
- Công cụ Scrum
- Ước lượng trong agile
- Exercise 12.1 – Từ yêu cầu đã liệt kê trong phần 3.1 theo phương pháp Plan Driven, tiến hành lựa chọn một vài yêu cầu (product backlog) để sau khi làm từ 15-20 ngày cho Sprint 1 sẽ cho ra một phiên bản gọn nhẹ có chức năng có thể chạy được.Nhóm tự định nghĩa thế nào là sản phẩm hoàn thành cho Sprint 1 này. Từ các product backlog, tiến hành xác định các tác vụ (print backlog) để làm trong sprint và cả nhóm họp lại để tự phân công công việc và lập kế hoạch cho Sprint.
0.0
0 total
5
4
3
2
1